Trong 5-10 năm tới, chúng ta sẽ thấy Việt Nam trở thành một quốc gia chuyển đổi số nhanh chóng. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho các mô hình kinh doanh truyền thống.
Thách thức của mô hình kinh doanh truyền thống
Theo Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Có thể nói mô hình bán hàng truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn nhu cầu tiêu dùng của tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo Nielsen, thói quen, tâm lý và hành vi mua sắm của người dùng đang có thay đổi lớn. Các nền tảng đa kênh ngày càng chiếm vai trò quan trọng, đặc biệt là các kênh mua sắm online hoặc sàn TMĐT. Có khoảng 47% người Việt đã thay đổi thói quen ăn uống, 60% số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí/vui chơi. Những cửa hàng truyền thống trong ngành bán lẻ cũng bị tác động mạnh, với hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.
Đó chính là sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, vì vậy trong ngành bán lẻ sự tiện lợi và mua sắm online tăng mạnh, được người dân ưa chuộng hơn mua sắm trực tiếp ở các cửa hàng khi vẫn cung cấp được đủ mặt hàng lại không mất thời gian di chuyển.
Đại diện Abaha (Công ty cung cấp giải pháp về công nghệ) – CEO Phan Tùng chia sẻ rằng: “Khách hàng sẽ luôn chọn con đường ngắn, tiện ích và thoải mái nhất trong quá trình mua sắm của họ”. Hiện nay, khách hàng ưu tiên quy trình mua sắm nhanh chóng, tiện lợi, cũng vì sự tương tác trên các nền tảng đa kênh, khách hàng được ‘nói tiếng lòng’ trong trải nghiệm sản phẩm của mình, vậy nên trải nghiệm của họ cũng là thứ hiện nay các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Theo bộ TT&TT “Trong chuyển đổi số thì chiến thắng thuộc về ai dám nghĩ, dám làm và tạo ra sự khác biệt”. Vì vậy, dù các mô hình truyền thống vẫn đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn nên chuẩn bị cho mình một bài toán xa hơn trong nền kinh tế chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải là đánh mất đi mô hình cũ mà là tận dụng sự thay đổi đó để ngành bán lẻ có thể hòa nhập đúng, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Giải pháp chuyển đổi số mô hình kinh doanh truyền thống
Không chỉ là sự thay đổi về tư duy, trong ‘cơn sóng’ chuyển đổi số hiện nay, mục tiêu của nhiều nhà bán lẻ là một giải pháp đa năng cho công cuộc chuyển đổi số, họ tìm kiếm một công cụ có thể cùng lúc xử lý tốt các vấn đề của mô hình bán lẻ truyền thống, đồng thời khai thác tối đa cơ hội trong bán hàng trực tuyến đa kênh, nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều nhãn hàng trong nước từ lớn đến nhỏ đã nhanh chóng triển khai những cách bán hàng đa kênh khác nhau. Trong đó phải kể đến hệ thống nhượng quyền cửa hàng Nhật PanPan. PANPAN là chuỗi cửa hàng thực phẩm Nhật nội địa tại Việt Nam được vận hành bởi Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Panpan.
Đây là chuỗi cửa hàng theo mô hình cửa hàng tiện lợi với hàng nghìn SKU hàng tiêu dùng Nhật nội địa bao gồm: thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hoá phẩm, mẹ và bé, gia dụng… Trong đó nổi bật là các mặt hàng thực phẩm Nhật nội địa chiếm tỷ trọng hơn 60% trong cơ cấu ngành hàng bao gồm: thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, gia vị, bánh kẹo, đồ uống các loại. Trên cơ cấu ngành hàng được nhập khẩu trực tiếp từ nhiều đối tác là những tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Nhật Bản (như Kobe Bussan, Arata…), PANPAN được uỷ quyền kinh doanh nhiều mặt hàng Nhật nội địa độc quyền mà các đơn vị kinh doanh khác không có được tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống PanPan đã chạm đến con số 77 cửa hàng trên toàn quốc.
Không chỉ vậy, PanPan còn được sàn TMĐT mTom hỗ trợ trong quá trình vận hành và phát triển thị trường. Theo đó, mỗi cửa hàng PanPan đều được tạo gian hàng miễn phí trên sàn mTom, được đội ngũ CSKH hỗ trợ 24/7, kết nối với hàng triệu người tiêu dùng.
Vì thế, ngay bây giờ hãy tham gia chuyển đổi số cùng PanPan và mTom nhé!