Thúc đẩy hợp tác công nghiệp hỗ trợ với Nhật Bản

Công nghiệp hỗ trợ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ổn định tại nước ta.

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư thứ 2 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 4.300 dự án có tổng số vốn đăng ký gần 60 tỷ USD. Các dự án đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Để phát triển quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế, có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến trên thị trường cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Trên tinh thần chủ trương lớn của Chính phủ cũng như định hướng về sự hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong chiến lược phát triển công nghiệp hai nước, cộng đồng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất ngay trong giai đoạn dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp và trong những tháng đầu năm 2022.

Đặc biệt, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản. Điển hình là việc hình thành chuỗi tổ hợp nhà máy sản xuất các sản phẩm linh kiện hàng không – vũ trụ – Robot của Công ty Onaga – đại diện nhóm các doanh nghiệp vùng Kobe (Nhật Bản) – đang được gấp rút xây dựng tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) và đưa vào hoạt động theo kế hoạch trong quý II.2023.

Ít doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung cấp 

Những năm qua, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp gần 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.

Hiện nay, nhiều linh kiện sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế.

Hàng ngàn doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội đang cần được hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần bỏ ngỏ rất lớn lên tới hàng tỷ USD tại Việt Nam. Kết nối giao thương các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với doanh nghiệp Nhật Bản sẽ là những cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp hỗ trợ sang thị trường quan trọng này.

Việc hình thành chuỗi tổ hợp nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp HANSSIP cùng việc Công ty Tư vấn – Đầu tư – Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản được ra đời để kết nối hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tham gia phát triển sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ, hợp tác đào tạo lao động kỹ thuật cao, quản trị công nghệ mới, quy trình sản xuất… để có thể tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu.

Để trợ giúp đội ngũ doanh nghiệp ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trong nước thêm sức bật để phát triển, đủ điều kiện tham gia hợp tác cùng các doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế thì yếu tố nguồn lao động là vô cùng cần thiết.

(Nguồn: daibieunhandan.vn)

Hotline: 0705.36.9899