Sau đợt bùng dịch Covid thứ 4, chúng ta nhìn xung quanh, hỏi han mọi người xung quanh, hàng xóm, bạn bè, người thân,… tất cả chúng ta đều cùng chung hoàn cảnh. Ở góc độ kinh doanh, các doanh nghiệp lớn mạnh về vốn vẫn cầm cự, doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn do vẫn phải gánh chi phí nhưng không có doanh thu trong nhiều tháng.
Ở góc độ công việc, tất cả mọi người đang làm thuê, dù công ty lớn, công ty tư nhân, đều làm việc tại nhà, vẫn nhận lương nhưng thu nhập giảm đáng kể, vì mất tiền thưởng, mất tiền doanh số. Còn những ai làm công nhân, làm thuê bình thường, công việc cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Ở góc độ cuộc sống, rất nhiều người quen ở TPHCM, bị nhiễm covid, người may mắn và nỗ lực vượt qua cũng có, người không may mắn không qua khỏi cũng không ít.
Những đợt dịch covid là sự kiện không ai mong muốn, song covid đã xảy ra và chúng ta sẽ không biết được những sự kiện tương tự sẽ xảy ra nữa trong tương lai không?
Mức độ ảnh hưởng của Covid rất rộng, không chừa ra bất cứ phương diện nào trong cuộc sống, trong công việc, cả trong sức khoẻ và tính mạng của mỗi chúng ta, ảnh hưởng lên tất cả mọi ngành nghề, các lĩnh vực từ sản xuất, đến kinh doanh, thương mại, dịch vụ, chuỗi cung ứng,…
Trong cộng đồng kinh doanh vừa và nhỏ, nhiều ngành nghề hầu như hoàn toàn không thể hoạt động kinh doanh được trong nhiều tháng, bởi vì phải hạn chế tiếp xúc, bởi vì sản phẩm, dịch vụ không cấp thiết,…
Cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ, đã nhanh chóng thay đổi hàng hoá kinh doanh chuyển sang kinh doanh buôn bán thực phẩm, duy trì được doanh nghiệp, đảm bảo công việc làm cho nhân viên,…
Qua đó, chúng ta thấy với những đợt bùng phát covid, đã ảnh hưởng khá nặng nề đến kinh tế xã hội, nhưng những doanh nghiệp nhỏ, nhạy bén, linh động đã biến cái khó thành cơ hội của mình. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ sở vật chất, nhân lực để chuyển đổi sang sản phẩm có nhu cầu, hoặc cũng có những doanh nghiệp thay đổi cách vận hành và phục vụ khách hàng từ hoàn toàn offline sang kết hợp vừa offline vừa online.
Thấy gì từ hơn 70,209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (Trích tin từ website của Bộ Công Thương ngày 5/7/2021)
“Bức tranh về tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng phản ánh rõ nét các tác động của dịch bệnh Covid-19 tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, với đầy đủ các sắc thái khác nhau, có cả tích cực và tiêu cực.”
“Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với giai đoạn 2016 – 2021, thì tỷ lệ này cơ bản không có sự thay đổi lớn (tỷ lệ tăng trung bình giai đoạn 2016 – 2021 là 24,1%).
Nhiều trung tâm thương mại phải đóng cửa vì diễn biến dịch phức tạp
“Không thể phủ nhận dịch bệnh kéo dài đã bào mòn sức lực của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch thời gian qua. “
“Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định rút lui của doanh nghiệp, do Covid-19, do đầu ra đứt gãy, do chi phí hoạt động tăng quá cao, hay có thể do thay đổi ngành nghề, chiến lược kinh doanh… Cho dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. “
“Trên thực tế, xâu chuỗi số liệu của 6 tháng qua, có thể nhận thấy, những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất. Điều này cũng phản ánh sự thanh lọc mạnh mẽ đang diễn ra trong các lĩnh vực trên. Những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ, qua đó giúp tái cơ cấu nền kinh tế, làm trong sạch môi trường kinh doanh và là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn.”
Gần đây, dù đang trong đợt bùng phát dịch covid lần 4 khá phức tạp, nhất là tại TPHCM, các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai … Cửa hàng nhượng quyền Nhật Bản PANPAN liên tục khai trương và lên kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng trên phạm vi toàn quốc.
Điều gì khiến PANPAN đi ngược dòng?
PANPAN là hệ thống bán lẻ các mặt hàng thiết yếu có nguồn gốc nội địa chính hãng Nhật Bản. Đến với PANPAN, người tiêu dùng Việt có thể tiếp cận với hơn 5000 mã hàng Nhật nội địa chính hãng thuộc các nhóm hàng: Mẹ và bé, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… Các mặt hàng được nhập khẩu, phân phối đa dạng cùng quy trình kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý dưới sự quản lý và vận hàng bởi Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Panpan.
Không chỉ có sản phẩm đa dạng, PANPAN còn mang đến không gian mua sắm hiện đại, tiện lợi, chính sách chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Mỗi nhân viên PANPAN đều là một chuyên gia, họ am hiểu sản phẩm mà mình đang bán, do vậy khách hàng hoàn toàn yên tâm khi được tư vấn.
Còn đối với đối tác nhà đầu tư, với số vốn tối thiểu chỉ từ 50 triệu đồng, các chủ đầu tư có cơ hội nhận được gói hỗ trợ vốn lên đến 600 triệu để bắt đầu kinh doanh. Theo đó, chi phí nhượng quyền chỉ từ 6 triệu đồng/m2, diện tích nhượng quyền tối thiểu từ 30m2. Lợi nhuận cửa hàng trung bình từ 20% mỗi tháng. Chính vì thế, kinh doanh cửa hàng nhượng quyền PANPAN là xu hướng tất yếu trong năm nay, mang đến cơ hội phát triển cho nhiều người.
Về vấn đề thiết kế, sắp xếp hàng hóa, chủ cửa hàng không cần trực tiếp thực hiện vì đã được PANPAN phụ trách và bàn giao sau hoàn thiện. PANPAN cũng sẽ tư vấn thêm về việc lựa chọn mặt hàng để thu hút được nhiều khách hàng.
Đối tác quan tâm đến mô hình nhượng quyền cửa hàng Nhật PANPAN, có thể liên hệ với các kênh sau:
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ PanPan
- Địa chỉ trụ sở: Royal City, 72A Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 1900.636.001
- VP Miền Bắc: 0705.369.899
- VP Miền Nam: 0888.74.6336
- Email: panpan.today@gmail.com
Tham khảo kinhdoanhbanle